BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG (Có trắc nghiệm)

(Có trắc nghiệm – đáp án)

 

I. Thổ nhưỡng (đất)

– Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

– Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

– Thổ nhưỡng quyển ( lớp phủ thổ nhưỡng) : là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp ( thổ nhưỡng) ở trên bề mặt lục địa.- nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

II. Các nhân tố hình thành đất. 

1. Đá mẹ – Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.

– Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lý, hóa của đất.

 

2. Khí hậu 

– Nhiệt độ, độ ẩm làm đá gốc bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa  phong hóa thành đất

– Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan-rửa trôi, tích tụ đất

– Nhiệt, ẩm tạo môi trường để sinh vật phát triển mạnh  cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

                                                                    

3. Sinh vật – Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

– Thực vật: Cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất

– Rễ cây phá hủy đá.

– Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật tổng hợp thành mùn.

– Động vật: sống trong đất làm biến đổi tính chất đất.

 

     4. Địa hình – Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá hủy đá diễn ra chậm  quá trình hình thành đất yếu

– Điạ hình dốc đất dễ bị xói mòn, tầng đất mỏng

– Ở vùng đồng bằng quá trình bồi tụ là chủ yếu, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng

  5. Thời gian

– Thời gian hình thành đất là tuổi đất.

– Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.

 6. Con người

– Tiêu cực: Làm đất bị bạc màu, đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy…

– Tích cực: canh tác đúng cách việc bón phân hữu cơ, thau chua, rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.



……………….
Từ vị trí lớp phủ thổ nhưỡng (hình 17), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.
Lời giải chi tiết

– Là nơi cư trú và tiến hành mọi hoạt động sản xuất và đời sống của con người (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp):

– Trong nông – lâm nghiệp: đất để canh tác cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, trồng rừng…

– Trong công nghiệp và đời sống: mặt đất là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy, các công trình cơ sở vật chất kĩ thuật -cơ sở hạ tầng…

 

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17 (có đáp án): 

Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (Phần 1)

Câu 1: Thổ nhưỡng là

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa , được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở , trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên , được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.

 

 

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/63 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Độ phì của đất là

A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật

B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.

C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.

D. Lượng chất vi sinh trong đất.

 

 

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/63 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới

A. Độ tơi xốp của đất.

B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.

C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.

 

 

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là

A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.

D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

 

 

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò

A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.

D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.

 

 

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên

A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.

C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.

D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

 

 

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có

A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.

B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.

C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.

D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.

 

 

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Qúa trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồng bằng

A. Thối mòn.

B. Vận chuyển.

C. Bồi tụ.

D. Bóc mòn.

 

 

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/64 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là

A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển , thủy quyển.

B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.

D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.

 

 

Đáp án: B

Giải thích: Ở trên bề mặt thổ nhưỡng quyển có các dòng chảy, ao, hồ,… (thủy quyển), có không khí (khí quyển) và dưới mặt đất có các lớp đất khác nhau (thạch quyển). Như vậy, các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là khí quyển, thạch quyển và thủy quyển.

Câu 10: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất ?

A. Cày bừa    B. Làm cỏ    C. Bón phân    D. Gieo hạt

 

Đáp án: C

Giải thích: Các hoạt động cày bừa, làm đất tươi xốp, tạo không gian hoạt động cho các vi sinh vật có lợi cho đất, làm cho đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoáng khí,… Như vậy, công đoạn cày bừa là công đoạn trong sản xuất nông nghiệp có tác động lớn nhất đến sự thay đổi các tính chất của đất.

Tài liệu Địa Lý miễn phí.

 



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
Youtube: Youtube.idialy.com

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17 (có đáp án): 

Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (Phần 2)

Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật được gọi là

A. lớp vỏ thổ nhưỡng.

B. độ phì của đất.

C. chất dinh dưỡng của đất.

D. sinh quyển.

 

Đáp án B.

Giải thích: SGK/63, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là nhân tố hình thành đất nào dưới đây?

A. Sinh vật.

B. Khí hậu.

C. Địa hình.

D. Đá mẹ.

 

Đáp án D.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Nhân tố nào dưới đây làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Đá mẹ.

 

Đáp án A.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là

A. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.

B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

C. Rừng – cây bụi nhiệt đới – đất đỏ nâu.

D. Rừng – cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu.

 

Đáp án A.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là

A. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất đỏ vàng.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc – đất xám.

C. Rừng xương rồng – đất xám.

D. Ý b và c đúng.

 

Đáp án B.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Nhân tố nào dưới đây có vai trò cung cấp vật chất hữu cơ cho đất?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

 

Đáp án C.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Bồi tụ với tầng phong hóa dày.

B. Bóc mòn nên tầng phong hóa mỏng.

C. Thối mòn với tầng phong hóa mỏng.

D. Vận chuyển các vật liệu nên tầng phong hóa dày.

 

Đáp án A.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận cực lục địa là:

A. Băng tuyết và đất đài nguyên.

B. Đài nguyên và đất đài nguyên.

C. Đài nguyên và đất pốtdôn.

D. Rừng lá nguyên và đất đài nguyên.

 

Đáp án B.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là:

A. Độ ẩm và lượng mưa.

B. Lượng bức xạ và lượng mưa.

C. Nhiệt độ và độ ẩm.

D. Nhiệt độ và nắng.

 

Đáp án C.

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Đất ở vùng đồi núi có đặc điểm nào dưới đây?

A. Thối mòn với tầng phong hóa mỏng.

B. Vận chuyển các vật liệu nên tầng phong hóa dày.

C. Bồi tụ là chủ yếu với tầng phong hóa dày.

D. Bị xói mòn nên tầng phong hóa mỏng.

 

Đáp án D.

Giải thích: SGK/63, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào?

A. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

B. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

C. Đất pôtôn.

D. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

 

Đáp án D.

Giải thích: SGK/63, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Quá trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồi núi?

A. Thối mòn.

B. Vận chuyển.

C. Bồi tụ.

D. Xói mòn. >

 

Đáp án D

Giải thích: SGK/64, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Khí hậu ôn đới hải dương có nhóm đất chính nào?

A. Đất potdôn.

B. Đất đen.

C. Đất nâu và xám.

D. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

 

Đáp án C.

Giải thích: SGK/63, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Bón phân là công đoạn trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho

A. tài nguyên đất không có sự thay đổi.

B. tính chất của đất thay đổi nhiều.

C. đất đai bị giảm chất dinh dưỡng nghiêm trọng.

D. đất đai bị bạc màu hơn.

 

Đáp án B.

Giải thích: Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.

Câu 15. Hoạt động tích cực nào dưới đây của con người ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất?

A. Phá rừng đầu nguồn.

B. Đốt rừng làm nương rẫy.

C. Khai thác rừng ở đồi núi.

D. Thau chua rửa mặn.

 

Đáp án D.

Giải thích: Đốt rừng làm rẫy, phá rừng đầu nguồn và vùng đồi núi là suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi, gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng => Các ý A, B, C là hoạt động tiêu cực. Thau chua rửa mặn giúp đất giàu dinh dưỡng, hạn chế độ chua – phèn của đất,… => Hoạt động tích cực của con người đến quá trình hình thành đất.

Câu 16. Đất feralit là loại đất đặc trưng ở vùng khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu cận cực.

B. Khí hậu hàn đới.

C. Khí hậu nhiệt đới.

D. Khí hậu ôn hòa.

 

Đáp án C.

Giải thích: Vùng có điều kiện nhiệt ẩm dồi dào quá trình phá hủy đá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiểu sản phẩm phong hóa; mặt khác mưa lớn nên quá trình xói mòn mạnh mẽ, độ ẩm cao thúc đẩy quá trình phân hủy xác vi sinh diễn ra nhanh. Vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt ẩm dồi dào nên feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng tạo nên đất feralit đỏ vàng, giàu chất dinh dưỡng.

Câu 17: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?

A. Cày bừa.

B. Làm cỏ.

C. Bón phân.

D. Gieo hạt.

 

Đáp án C

Giải thích: Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.

Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động tích cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất?

A. Cày nông bừa sục.

B. Thau chua rửa mặn.

C. Trồng cây phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

D. Đốt rừng làm nương rẫy.

 

Đáp án D.

Giải thích: Xác định từ khóa “không phải là hoạt động tích cực” -> là hoạt động tiêu cực

Đốt rừng làm rẫy là suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi làm gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.

Câu 19. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.

C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt.

D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày.

 

Đáp án A.

Giải thích: Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

Câu 20: Ý nào dưới đây là biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất?

A. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất.

B. Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới.

C. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

D. Ở vùng núi, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi.

 

Đáp án B.

Giải thích: Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua yếu tố nhiệt và ẩm. Vùng có điều kiện nhiệt ẩm dồi dào quá trình phá hủy đá diễn ra mạnh mẽ, tạo ra nhiểu sản phẩm phong hóa; mặt khác mưa lớn nên quá trình xói mòn mạnh mẽ, độ ẩm cao thúc đẩy quá trình phân hủy xác vi sinh diễn ra nhanh. Vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt ẩm dồi dào nên feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng tạo nên đất feralit đỏ vàng, giàu chất dinh dưỡng.

Câu 21. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò:

A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. Bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.

D. Hạn chế việc sói mòn đất và góp phần làm biến đổi tính chất của đất.

 

Đáp án B.

Giải thích: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

Câu 22. So với đồng bằng thì miền núi đất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.

B. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.

C. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.

D. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.

 

Đáp án A.

Giải thích:

– Miền núi có địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khiến tầng phong hóa mỏng, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.

– Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, quá trình bồi tụ vật liệu phù sa là chủ yếu, tầng phong hóa dày, đất phù sa màu mỡ.

=> So với đồng bằng thì miền núi thường có tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.

Câu 23. Quyển nào dưới đây không phải địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển?

A. Khí quyển.

B. Thạch quyển.

C. Sinh quyển.

D. Thủy quyển.

 

Đáp án D.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất là khí hậu, đá mẹ, sinh vật

– Khí hậu (thuộc khí quyển) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt – ẩm.

– Đá mẹ (thuộc thạch quyển): cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

– Sinh vật (sinh quyển): Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vât cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá; vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

Câu 24. Tác động trước tiên nào dưới đây của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất?

A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.

D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

 

Đáp án A.

Giải thích: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.

Câu 25: Các địa quyển nào dưới đây có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển?

A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.

B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.

D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.

 

Đáp án B.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất là khí hậu, đá mẹ, sinh vật

– Khí hậu (thuộc khí quyển) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt – ẩm.

– Đá mẹ (thuộc thạch quyển): cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

– Sinh vật (sinh quyển): Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vât cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá; vi sinh vật phân giải xác súc vật tạo mùn, động vật sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

Câu 26. Quá trình hình thành đất nào dưới đây đặc trưng ở Đông Nam Á?

A. Quá trình hình thành đất mùn thô.

B. Quá trình glay hóa đất, đất bạc màu.

C. Quá trình hình thành đất phù sa.

D. Quá trình hình thành đất feralit.

 

Đáp án D.

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệt cao, độ ẩm lớn >80%, lượng mưa lớn). Nên quá trình phá hủy, làm biến đổi đá gốc diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác mưa lớn còn có tác dụng hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường ẩm để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc trưng nhất là quá trình hình thành đất feralit.

Câu 27. Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới đặc điểm nào dưới đây của đất?

A. Độ tơi xốp của đất.

B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.

C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.

 

Đáp án C.

Giải thích: Đất mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất, có vai trò quyết định tới thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

Câu 28. Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có nhóm đất chính nào?

A. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

B. Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.

C. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

D. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

 

Đáp án B.

Giải thích: Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có nhóm đất chính là đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 29: Khu vực nào sau đây trên thế giới có quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ nhất?

A. Đông Nam Á.

B. Trung Á.

C. Tây Á.

D. Bắc Phi.

 

Đáp án A.

Giải thích:

– Nhiệt độ và độ ẩm có tác động trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự phá hủy đá gốc (vê mặt lí học và hóa học) tạo nên sản phẩm phong hóa.

– Khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệt cao, độ ẩm lớn >80%, lượng mưa lớn) nên quá trình phá hủy, làm biến đổi đá gốc diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác mưa lớn còn có tác dụng hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường ẩm để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Vì vậy, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc trưng nhất là quá trình hình thành đất feralit.

Câu 30: Trước kia đồng bào dân tộc thiểu số hay du canh, du cư nên đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên đất thế nào?

A. Đất ở vùng đồi núi ngày càng giàu dinh dưỡng hơn.

B. Tài nguyên đất ở vùng đồi núi ngày càng giảm.

C. Gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi.

D. Diện tích rừng ở vùng đồi núi ngày càng tăng.

 

Đáp án C.

Giải thích: Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có tập quán du canh du cư phổ biển (du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó). Mỗi lần đến nơi ở mới, người dân lại tiến hành đốt rừng làm rẫy kết hợp phương thức sản xuất lạc hậu, không cày xới chăm bón đầy đủ khiến đất đai nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động phá rừng làm nương và bỏ hoang diễn ra liên tục làm gia tăng diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bỏ hoang ở vùng đồi núi khiến đất đai thoái hóa nghiêm trọng.

Câu 31. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật không có vai trò nào dưới đây?

A. Tổng hợp các chất hữu cơ thành mùn.

B. Phân giải xác vật chất hữu cơ.

C. Góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.

D. Phân giải xác động vật.

 

Đáp án C.

Giải thích: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật không có vai trò trong việc góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.

Câu 32. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất?

A. Đất mẹ.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Địa hình.

 

Đáp án C.

Giải thích: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là sinh vật.

Câu 33: Hoạt động nào của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta làm gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi?

A. Định canh, định cư

B. Du canh, du cư.

C. Làm ruộng bậc thang.

D. Mô hình nông – lâm kết hợp.

 

Đáp án B.

Giải thích: Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có tập quán du canh du cư phổ biển (du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó). Mỗi lần đến nơi ở mới, người dân lại tiến hành đốt rừng làm rẫy kết hợp phương thức sản xuất lạc hậu, không cày xới chăm bón đầy đủ khiến đất đai nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động phá rừng làm nương và bỏ hoang diễn ra liên tục làm gia tăng diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bỏ hoang ở vùng đồi núi khiến đất đai thoái hóa nghiêm trọng.

Câu 34: Do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng nào dưới đây?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.

B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.

C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.

D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ. >

 

Đáp án B.

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km. Hệ thống đê điều dày đặc khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm xuất hiện có nhiều ô trũng khép kín, vào mùa mưa bị ngập úng. Hằng năm, những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác lâu đời. Do vậy, vùng đất trong đê ngày càng trở nên bạc màu và bị thoái hóa nghiêm trọng.

Câu 35. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?

A. Đất phù sa ngọt.

B. Đất feralit đồi núi.

C. Đất chua phen.

D. Đất ngập mặn.

 

Đáp án D.

Giải thích: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 36. Tại sao đới ôn hòa lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất?

A. Đới ôn hòa có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất.

B. Đới ôn hòa có diện tích lục địa lớn nhất.

C. Đới ôn hòa có nhiều dãy núi cao nhất.

D. Đới ôn hòa có lượng mưa và thời gian chiếu sáng nhiều nhất.

 

Đáp án A.

Giải thích: Đới ôn hòa có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất chủ yếu là do ở đới ôn hòa có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất.

Câu 37. Qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố nào dưới đây?

1. Đá mẹ và khí hậu.

2. Sinh vật và địa hình.

3. Thời gian và con người.

4. Con người và thủy quyển.

Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Đáp án C.

Giải thích: Qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

Câu 38: Bên cạnh vai trò đắp đê ngăn lũ, hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến đất sản xuất nông nghiệp của vùng?

A. Tăng lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hằng năm cho vùng đất trong và ngoài đê.

B. Gia tăng quá trình trửa trôi đất ở vùng ngoài đê.

C. Hạn chế rửa trôi xói mòn đất ở vùng trong đê.

D. Đất trong đê bị bạc màu do không được bồi đắp phù sa hằng năm.

 

Đáp án D.

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km. Hệ thống đê điều dày đặc khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm xuất hiện có nhiều ô trũng khép kín, vào mùa mưa bị ngập úng. Hằng năm, những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác lâu đời khiến vùng đất này trở nên bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.

Câu 39. Tại sao ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu?

A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ.

B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm.

C. Lượng mùn ít.

D. Độ ẩm quá cao.

 

Đáp án B.

Giải thích: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu chủ yếu là vì trên các vùng núi cao nhiệt độ thường rất thấp nên quá trình phong hóa diễn ra rất chậm.

Câu 40. Các hoạt động nào dưới đây của con người có tác động xấu đến tính chất đất?

1. Đốt rừng làm nương rẫy.

2. Bón quá nhiều các hóa chất vào đất.

3. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.

4. Xen canh cây ngô với các cây họ đậu.

Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Đáp án C.

Giải thích: Các hoạt động của con người có tác động xấu đến tính chất đất là: Đốt rừng làm nương rẫy, bón quá nhiều các hóa chất vào đất, canh tác quá nhiều vụ trong một năm.

Xem thêm tài liệu tại Địa lý 10