Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa kí trên bản đồ (Có trắc nghiệm)

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4 (có đáp án): Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu 1: Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 – Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực

A. Đồng bằng Sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 – Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ (kí hiệu ngôi sao màu xanh).

Câu 2: Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 – Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

 

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 22, Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số nhà máy tiêu biểu như Thác Bà, Nậm Mu, Hòa Bình, Sơn La,…

Câu 3: Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 – Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta là

A. Na Dương và Ninh Bình.

B. Phả Lại và Bà Rịa.

C. Phú Mỹ và Thủ Đức.

D. Phả Lại và Phú Mỹ.

 

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 22, Dựa vào hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy các nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta là Phả Lại (Hải Dương) và Phú Mỹ (Bà Rịa) đều có công suất trên 1000 MW.

Câu 4: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 – Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm

A. chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. chậm dần từ Nam ra Bắc.

C. miền Bắc và miền Nam của bão sớm còn miền Trung bão muộn.

D. miền Trung có bão sớm còn miền Bắc và miền Nam của bão muộn.

 

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy bão nước ta đổ bộ vào Bắc Bộ là tháng 6 – 7, Bắc Trung Bộ là tháng 8 – 9 và Duyên hải Nam Trung Bộ là tháng 10 – 11. Như vậy, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 5: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 – Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tần suất bão ở Việt Nam có điểm nào dưới đây.

A. Bão đổ vào ven biển Bắc Bộ có tần suất lớn nhất nước.

B. Bão đổ vào ven biển Bắc Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.

C. Bão đổ vào duyên hải Nam Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.

D. Bão đổ vào ven biển Nam Bộ có tần suất lớn nhất nước.

 

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy bão nước ta đổ bộ vào Bắc Bộ là tháng 6 – 7, Bắc Trung Bộ là tháng 8 – 9 và Duyên hải Nam Trung Bộ là tháng 10 – 11. Như vậy, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm chậm dần từ Bắc vào Nam và Bắc Trung Bộ có tần suất bão nhiều nhất (từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng).

Câu 6: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 – Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết gió Tây khô nóng tập trung hoạt động ở khu vực nào.

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy gió Tây khô nóng tập trung hoạt động ở khu vực Bắc Trung Bộ. Có một ít ở phía Tây Nam của khu vực Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La).

Câu 7: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 – Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tháng 7 hướng gió nào có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội.

A. Gió Đông.

B. Gió Tây.

C. Gió Đông Nam.

D. Gió Tây Nam.

 

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy vào tháng 7 hướng gió Đông Nam (kí hiệu mũi tên màu đỏ) có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội (đồng bằng Bắc Bộ).

Câu 8: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á ,SGK Địa Lí 10, cho biết cho biết dân cư Châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào.

A. Trung tâm châu Á.

B. Tây Á và Tây Nam Á.

C. Bắc Á và Đông Bắc Á.

D. Đông Á và Nam Á

 

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) và Nam Á (Ấn Độ),…

Câu 9: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK Địa Lí 10, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở

A. Vùng ven biển Đông Á.

B. Vùng ven biển Đông Nam Á.

C. Vùng ven biển Nam Á.

D. Vùng trọng tâm châu Á.

 

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), một ít ở Nam Á, Tây Nam Á,…

Câu 10: Dựa vào hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam , SGK Địa Lí 10 hoặc trang 14 – Nông nghiệp , Atlat Địa lí Việt Nam , có thể thấy các địa phương có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước thường được tập trung ở

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

C. Các đông bằng ven biển Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam, SGK/13 Địa Lí 10. Ta thấy, các địa phương có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước thường được tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh dọc ven biển miền Trung.

Xem Thêm Tại Đây