Gợi ý đề số 35 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4

Gợi ý đề 35 – ôn luyện Tiếng Việt lớp 4

I. ĐỌC HIỂU

1. – c ; 2. – b ; 3. – c ; 4. – c.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. – c ; 2. – b ; 3. – a ; 4. – b ; 5. – b.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Câu nói của cậu bé chứng tỏ cậu cần có một sự đồng cảm đặc biệt đối với người khuyết tật. Bản thân cậu rất thấm thìa những nỗi buồn của người khuyết tật vì vậy cậu cần chú chó khuyết tật đó để cùng chia sẻ với nhau.

IV. TẬP LÀM VĂN

1. Em đã được học kĩ văn tả loài vật nên em thực hiện như đã được hướng dẫn. Nhưng em cần chú ý, đề bài yêu cầu tả con vật có nhiều kỉ niệm với em. Vì vậy, trong khi tả, em cần xen kẽ những kỉ niệm của mình đối với con vật ấy. Kỉ niệm có thể vui hoặc buồn, quan trọng là em cần kể bằng cảm xúc chân thực của mình. Khi ấy, bài viết sẽ có giá trị gợi cảm cao.

Em có thể tham khảo bài viết của bạn Thanh Tâm để xem những con vật của nhà bạn đáng yêu như thế nào nhé !

CHẲNG ĐIỂU GÌ KHÔNG THỂ XẢY RA !

    Nếu ai đó cứ khăng khăng báo rằng “ghét nhau như chó với mèo” và chúng là “kẻ thù không đội trời chung” của nhau thì tớ thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có những con chó, con mèo thân thiết gắn bó với nhau một cách kì lạ. Tớ xin kể ra đây một tình bạn như vậy giữa những con vật yêu quý nhà tớ để làm dẫn chứng.

    Nhà tớ có một con chó lông đen xì, to vật vã, tên là Bấc và một con mèo lông đen trống béo ú tên là Tà Mà (Đừng ai hỏi tớ tại sao lại đặt tên cho con mèo nghe kì cục vậy nhé !)

    Bạn có tin mèo lại thích bú… chó không ? Hãy tin đi ! Vì đó chính là con Tà Mà nhà tớ đấy. Cứ hứng chí lên, cô nàng lại chạy đến rúc đầu vào bụng Bấc, ngậm đầu… ti, mút chùn chụt. Mới đầu, Bấc rất ngạc nhiên và nó phản đối bằng cách đi ra chỗ khác nằm. Nhưng cô bạn Tà Mà của nó lại tò tò chạy theo, mồm kêu meo meo một cách rất thân ái. Bây giờ chuyện mèo bú chó là cành thường ngày ở nhà tớ.

    Chẳng bao giò Tà Mà và Bấc giành nhau ăn. Ăn xong, Tà Mà nếu không đi bắt chuột thì leo tót lên nằm trên lưng Bấc. Và hai con ngủ ngon lành nơi góc bếp.

    Khi Bấc đẻ một đàn con lốc nhốc, lông đen xì giống mẹ, mọi người trong nhà ai cũng tưởng tình bạn giữa Bấc và Tà Mà sẽ ít nhiều sứt mẻ. Nhưng tất cả đều nhầm to. Một Bấc dữ hơn xưa khi có người lạ đến gần con nó nhưng riêng đối với cô bạn Tà Mà thì tình bọn của chúng vẫn thân ái lắm.

    Lũ con của Bấc tù khi mở mắt, biết đi có vẻ rất khoái “cô” Tà Mà. Nếu thấy Tà Mà nằm chỗ nào là lũ quỷ sứ cún con ấy lại chạy đến bày đủ trò cắn đuôi, nhá tai, trèo qua trèo lại… “Cô” Tà Mà nằm yên, thỉnh thoảng lại khe khẽ meo… meo… một cách rất khoan dung.

    Tình bạn thường không phân biệt ranh giới, đối tượng. Qua câu chuyện này, tớ muốn nói rằng cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều bất ngờ thú vị. Nếu chịu khó quan sát và nhìn mọi vật bàng ánh mắt trìu mến, ta sẽ luôn cảm thấy vui và tâm hồn thêm phong phú. Phải vậy không bạn ?

(Vũ Thị Thanh Tâm)

2. Em cần chú ý những thông tin chính về ngoại hình và hoạt động của đại bàng Bắc Mĩ để viết cho chính xác.

3. Bài viết Những cánh hoa… bay là một đoạn văn khoa học chứ không phải là đoạn văn miêu tả. Vì vậy đọc xong em cần tưởng tượng mình đang quan sát một hoạt động của loài bướm nào đó. Chẳng hạn một con bướm đang hút mật hoa. Điều gì đang xảy ra vậy ? Em ghi lại lời văn miêu tả của mình.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau :

Kìa, trên nụ hồng còn ướt đẫm sương mai, một chị bướm vàng xinh xắn đang rung rung đôi cánh. Hình như chị đã ngửi thấy hương thơm của bông hoa mới nở ở cành trên. Chị vây nhẹ đôi cánh đậu nhẹ nhàng. Thế rồi, cái lưỡi dài đã cuộn thành ống hút tù lúc nào. Chị duỗi ống lưỡi ra, đưa đầu lưỡi nhúng vào mật ngọt hút say sưa. Chắc chị đang nghĩ : “Chà ! Sao mà ngọt thế !”. Rồi chị vẫy nhẹ cánh, chập chờn bay đi, cái râu rung rung như muốn nói : “Cảm ơn bạn Hoa nhé, mật của bạn thật tuyệt ! Nhưng tôi phải đi đây. Còn nhiều bạn Hoa nữa đang đợi tôi.”

Xem thêm tài liệu tại Tiếng Việt 4