QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ CẢNH QUAN + QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

 

Bài 20+21: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ CẢNH QUAN + QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

HS chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi

 

 1.  HS đọc SGK nêu khái niệm của luật và nguyên nhân tạo nên qui luật (SGK TRANG 75+ 76) trả lời các câu  hỏi:

– Thế nào là mối quan hệ qui định lẫn nhau?

– Hãy nêu các thành  của tự nhiên?

– Hãy giải thích nguyên nhân hình thành qui luật

–  Nghiên cữu kỹ các  biểu hiện của qui luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tự nghĩ ra ít nhất 1 ví dụ khác

–  Nghiên  cứu kỹ các ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của qui luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tìm thêm ít nhất 1 ví dụ khác 

– Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

 

2.  HS đọc SGK  (SGK TRANG 77+ 78 ) trả lời các câu  hỏi:

– Quy luật địa đới là gì?

–  Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới.

Đọc và giải thích mục a: tại sao lại có sự phân bố thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất? Tại sao ranh giới các vòng đai nhiệt không lấy theo các đường vĩ tuyến mà lại lấy theo các đường đẳng nhiệt trung bình năm?

 

Quan sát hình 12.1 cho biết, trên bề mặt Trái Đất có các đai khí áp và các đới gió nào?

+Dựa vào bài 14, hãy xác định lại các đới khí hậu trên Trái Đất, kể tên?

+Sự phân bố các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật có tuân theo quy luật địa đới không? Cho ví dụ.

+Hãy kể tên các nhóm đất từ Xích đạo về cực.

+Hãy kể tên một số kiểu thảm thực vật từ xích đạo về cực.

3. HS đọc SGK  (SGK TRANG  78+79 ) trả lời các câu  hỏi:

-Thế nào là quy luật phi địa đới?

– Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới.

–  Quy luật phi địa đới được biểu hiện như thế nào? 

+ Quy luật đai cao là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó.

+Quy luật địa ô là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó.

  

Quan sát hình 19.1 trang 70, hãy cho biết :

+Ở lục địa Bắc Mỹ, dọc theo vĩ tuyến 400B từ Đông sang Tây­ có những kiểu thảm thực vật nào?

+Giải thích vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?


——————-

 

BÀI 20+21:  QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ CẢNH QUAN+ QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

 

I. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

1. Khái niệm

 – Khái niệm: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

 – Nguyên nhân: 

 + Là do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.

 + Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhập vào nhau trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh

2. Biểu hiện của quy luật

 – Các thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau

 – Nếu một thành phần của lớp vỏ địa lí bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ bị biến đổi theo. Ví dụ……………………….

3. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh 

 Cần phải nghiên cứu kỹ càng và có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng.

Những hoạt động kinh tế của con người như: chặt phá rừng, làm nương rẫy…đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giuwac ác thành phần của tự nhiên-> ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan tự nhiên hậu quả sẽ trái với ý muốn của con người.

 

 

II. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

 

1. Quy luật địa đới

 a. Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về cực)

b. Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu và lượng bức xạ Mặt Trời thay đổi từ xích đạo về cực.

c. Biểu hiện

– Sự phân bố các vành đai nhiệt trên TĐ

Từ xích đạo về 2 cực có 7 vành đai nhiệt.

+ 1 vòng đai nóng.

+ 2 vòng đai ôn hòa

+ 2 vòng đai lạnh

+ 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu.

– Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên TĐ

Từ xích đạo về 2 cực có: 

 – 7 đai khí áp xen kẽ nhau 

 – 6 đới gió chính: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió Tây ôn đới và 2 đới gió đông địa cực

– Sự phân bố các đới khí hậu trên TĐ

    Từ xích đạo về cực có 7 đới khí hậu (HS tự ghi tên 7 đới khí hậu)  

– Sự phân bố các đới đất và các thảm thực vật trên Trái Đất

 Từ xích đạo về cực có:

 – 10 nhóm đất 

 – 10 kiểu thảm thực vật.

2. Quy luật phi địa đới

a. Khái niệm

     Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.

b. Nguyên nhân

 Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất → phân chia bề mặt đất thành:  

 + Lục địa, đại dương.

 + Địa hình núi cao.

c. Biểu hiện:

* Quy luật đai cao

– Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lý theo độ cao của địa hình.

– Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.

– Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

*Quy luật địa ô

    – Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

   – Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương, các dãy núi cao chạy dọc theo hướng kinh tuyến.

   – Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.

 

Xem thêm tài liệu tại Đề thi