Trích dẫn hay trong sách “Bài giảng cuối cùng”

Đôi điều về tác giả – tác phẩm Bài giảng cuối cùng” là một dự án của trường Đại học Carnegie Mellon, dành cho những giáo sư, tiến sĩ trước khi về hưu hoặc chấm dứt sự nghiệp giảng dạy của mình. Và đây không phải là buổi giảng trong một lớp học 30-40 sinh viên mà là dành cho hàng trăm người tham dự. Vì lý do sức khoẻ, Giáo sư Randy Pausch đã thực hiện “Bài giảng cuối cùng” vào ngày 18/9/2007 khi ông 47 tuổi.

Randy Pausch sinh ngày 23 tháng 10 năm 1960 tại Blatimore, Maliran Hoa Kỳ ; mất ngày 25 tháng 7 năm 2008. Ông vốn là sinh viên  ngành khoa học máy tính tại trường Đại học Brown.  Bắt đầu sự nghiệp giảng dạy vào năm 1997 và là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính, Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế tại trường Đại học Carnegie Mellon,Randy Pausch là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều thế hệ học sinh và đồng nghiệp. Ngoài ra, ông còn cộng tác với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Adobe, Google, Electronic Arts (EA), Walt Disney Imagineering và cũng là người khởi xướng đề án Alice… Ông là chủ nhân của rất nhiều giải thưởng lớn.

“Bài giảng cuối cùng” là một dự án của trường Đại học Carnegie Mellon, dành cho những giáo sư, tiến sĩ trước khi về hưu hoặc chấm dứt sự nghiệp giảng dạy của mình. Đây không phải đơn thuần là buổi giảng trong một lớp học  có 30 – 40 sinh viên mà là một buổi giảng dành cho hàng trăm người tham dự. “Bài giảng cuối cùng” được Giáo sư Randy Pausch thực hiện vào ngày 18/9/2007 khi ông 47 tuổi.
Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ giai đoạn cuối. Vì thế, chỉ có một thời gian ngắn ngủi để cho thầy chuẩn bị cho bài giảng đầy tâm huyết của mình. Với chủ đề “Thực sự đạt được giấc mơ”, bài giảng của Randy Pausch đã dẫn dắt người theo dõi chìm đắm theo nhiều cung bậc cảm xúc: từ cảm giác thú vị, vui mừng đến những giây phút nghẹn ngào xúc động.Bài giảng cũng được xem như một lời chào của ông dành cho sinh viên, bạn bè, đồng nghiệp; là bài học tinh thần quý báu của người cha muốn dành lại cho ba đứa con thơ khi biết mình sẽ vĩnh viễn ra đi.
Trên bục giảng hôm ấy, trước hơn 400 sinh viên của trường Đại học Carnegie Mellon, ông đã nói rất say mê, rất sôi nổi về những ước mơ. Tuyệt nhiên, thầy không hề đề cập đến cái chết, Pausch chỉ nói về niềm vui cuộc sống, về sự trung thực, lòng biết ơn, những ước mơ và nghị lực để vun đắp cho ước mơ thành hiện thực. Dường như, ông đã vắt hết những gì tinh tuý nhất để truyền đạt lại cho thế hệ mai sau những suy ngẫm tâm đắc nhất của bản thân đúc kết được từ cuộc sống ngắn ngủi của mình – Một lời khuyên tha thiết của một người sắp từ giã cuộc đời đến mọi người hãy biết trân quý từng giây phút mà mình đang sống ” Hãy nắm bắt từng giây phút mình đang sống, vì thời gian là tất cả những gì bạn có”.
Từ cảm hứng đó, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow, ông đã hoàn thành cuốn tự truyện “Bài giảng cuối cùng” .Tác phẩm này đã được dịch ra 35 thứ tiếng và Randy Pausch đã trở thành một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2017.
Ông đã vĩnh viễn ra đi  sau buổi lên lớp đó vài tháng.

Thông điệp gửi đến từ ” Bài giảng cuối cùng”

Với chủ đề “thực sự đạt được những giấc mơ của mình”, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ,ông đã để lại cho hậu thế một ” gia tài ” cùng nhiều bài học sâu sắc.

  • Hãy trung thực.

Trong cuộc sống, người ta nói dối vì rất nhiều nguyên nhân, thường là cách để giúp học đạt được điều mong muốn với công sức ít hơn. Lại có người cho rằng: nói dối mà vô hại thì nói dối một chút cũng chẳng sao. Tuy nhiên,cũng giống như nhiều chiến lược ngắn hạn, nó không có hiệu quả về lâu dài. ” Sau này, bạn run rủi gặp lại mọi người và họ nhớ là bạn đã nói dối họ. Tất nhiên họ sẽ nói với rất nhiều người khác về việc ấy. Đó là điều khiến tôi thấy ngạc nhiên về việc nói dối. Hầu hết những người nói dối đều nghĩ họ sẽ thoát được lời nói dối… nhưng thực chất họ không thoát nổi”.
Ông cho rằng, nếu chỉ được dùng ba từ để khuyên mọi người  thì ba từ đó là: “nói sự thật”. Nếu được thêm ba từ nữa, ông sẽ bổ sung: “trong mọi lúc”. Với ông, trung thực không những chỉ đúng về mặt đạo đức mà còn có hiệu quả trong mọi công việc. Trong một nền văn hoá mà ai cũng nói sự thực thì bạn sẽ tiết kiệm được khối thời gian phí phạm cho việc kiểm chứng lời nói đó.

  • Trong cuộc sống, không có việc gì là không xứng với bạn

Thực tế, nhiều sinh viên sau khi ra trường rất hụt hẫng vì không có vị trí việc làm đúng với chuyên môn, cũng như vị trí làm việc không thuận lơi. Họ bất mãn cho rằng, đáng lẽ với khả năng xuất sắc của học phải nhận được vị trí hơn thế . Họ cảm thấy mình thật bất hạnh và cuộc đời thật trớ trêu khi phải bắt đầu từ bậc thấp nhất.
Giáo sư Randy Pausch đã khuyên rằng: Đáng lẽ bạn phải vui mừng vì bạn được nhận một công việc ở phòng xếp thư. Và điều bạn cần là : hãy chứng tỏ rằng mình xếp thư thật giỏi. Bởi nếu bạn không thể ( hoặc không muốn ) xếp thư tốt thì lấy gì để chứng minh bạn có thể làm việc khác thật tốt?

  • Hãy tích cực làm việc và ngừng than vãn. 

Trong cuộc sống, có rất nhiều người thường hay than vãn về đủ loại vấn đề , nhưng cuối cùng thì công việc đó họ vẫn cứ phải hoàn thành. Vậy thì tại sao, thay cho việc thường xuyên than vãn, họ không dùng năng lượng ấy để giải quyết vấn đề ? Chắc chắn rằng, họ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tiến độ và kết quả hoàn thành công việc của mình.
Randy đã kể cho sinh viên của mình nghe về câu chuyện ông chủ trọ của ông thời ông đang học cao học. Sau một tai nạn xe tải, ông chủ Sandy Blatt đã bị mất cả hai tay lẫn hai chân trong thời điểm đang là một vận động viên có tương lai xán lạn. Người bạn gái đã rút lui khỏi ông sau tai nạn ấy nhưng ông chủ Sandy Blatt không hề than vãn. Ông luôn làm việc chăm chỉ và cuối cùng đã được cấp giấy phép hành nghề tư vấn hôn nhân. Hiện tại, ông đã kết hôn và nhận con nuôi.
Thông qua câu chuyện về ông chủ Sandy Blatt, Giáo sư Randy muốn nhắn nhủ các bạn trẻ rằng:Than vãn chẳng có ích gì, hãy làm việc thật tích cực. Than vãn không hề giúp ta hạnh phúc hơn, càng không thể giúp chúng ta đạt được các mục đích trong đời. Nếu đã ” không đổi được các quân bài đã chia, hãy thay đổi cách chơi quân bài đó”.
Kết thúc bài giảng của giáo sư là lời giải thích rằng:Ông không thực sự nói về việc phải làm thế nào để đạt được ước mơ, nó đơn giản chỉ là nói về cách mà bạn nên sống mà thôi.Nếu dẫn dắt cuộc đời đúng hướng, bạn sẽ nhận được nhiều trái ngọt và nhiều ước mơ sẽ tự đến với bạn.
Bài giảng của Randy đã nhanh chóng lan truyền trên kênh youtube. Các trang web, blog cũng tràn ngập những lời động viên, chia sẻ, trong đó có cả thư của Tổng thống Mỹ G.W.Bush.

Cảm  nhận chung về “Bài giảng cuối cùng “

“Bài giảng cuối cùng” là cuốn  sách chứa đựng biết bao điều tuyệt vời đang chờ đợi bạn. Sự tuyệt vời thể hiện ở từng câu nói, từng chữ, từng ý, nó đem lại cho hậu thế những điều tươi đẹp trong sáng; dạy cách chấp nhận cái chết; dạy con người biết sống tốt và sống ý nghĩa; mang lại niềm vui cho người đang sống –  “Chúng ta kết nối với người khác, chúng ta sẽ trở thành những người tốt hơn”(tr: 232). Với sự kết hợp hài hước, những hiểu biết của tác giả được truyền tải trong “Bài giảng cuối cùng” đã thu hút không ít người đọc và chắc chắn họ sẽ nhớ mãi những điều ông đã nói. Và nếu ai đó, trong phút giây khó khăn đau khổ, ngã lòng, mất niềm tin, mất đi niềm an ủi bạn hãy nghe Randy Pausch nói, trong từng trang sách là những lời động viên bạn, những đúc kết trong cuộc sống ấy sẽ là liều thuốc giúp bạn vượt qua những lúc đau khổ một cách rất tuyệt vời.

“Bài giảng cuối cùng” là bài giảng khép lại một sự nghiệp, khép lại một cuộc đời và được chia sẻ bằng cảm xúc và những câu chuyện. Những bài học đơn giản mà giáo sư Randy Pausch dạy chúng ta là cách đối mặt với hiện thực. Bài thuyết trình của Giáo với những triết lý nhẹ nhàng nhưng thâm thúy về cuộc sống. Đó là những chia sẻ về sự sống, về những ước mơ, và việc tạo điều kiện cho những người khác thực hiện ước mơ. Ông đã sống chân thực từng ngày như đó sẽ là ngày cuối cùng của cuộc đời. Đối với ông, đạt được những ước mơ là được sống cuộc đời của chính mình. Hãy sống đúng đắn, ta sẽ đạt được ước mơ và đừng bao giờ từ bỏ.

Trích dẫn một số câu hay, có ý nghĩa trong ” Bài giảng cuối cùng”

Rất nhiều những câu nói hay trong thông điệp ” bài giảng cuối cùng” mà tác giả gửi đến thế hệ mai sau:

” Hãy là con chim cánh cụt đầu tiên “.

” Kinh nghiệm là thứ bạn thu được khi bạn không đạt được điều mà bạn hằng mong muốn “.

“Vậy là tôi đã lên được chiếc máy bay để trải nghiệm trạng thái không trọng lượng – Gần bốn mươi năm sau khi ước mơ được trôi nổi bồng bềnh trở thành một trong những mục tiêu sống của tôi. Nó cũng chứng tỏ rằng, nếu tìm được một kẻ hở, bạn rất có thể tìm được một cách để lọt qua “.

“ Chúng ta không đổi được quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó”

“Tất cả những gì bạn có là những thứ bạn mang theo”

Bài giảng cuối cùng đã được dịch giả Vũ Duy Mẫn chuyển ngữ sang Tiếng Việt với mong muốn sự lan toả đến mọi thế hệ người Việt, hy vọng sẽ tìm thấy được những điều thú vị và bổ ích ,tập hợp thêm được các công cụ cần thiết để cuộc sống trở nên tích cực và ý nghĩa hơn.

Với 61 phân đoạn ghi lại 53 “bài giảng” – 53 câu chuyện về một cuộc đời mà trong đó, Randy Pausch là nhân vật chính, cũng là người dẫn chuyện. Những bài giảng, đúng theo ý nghĩa của nó, chuyển tải đến người nghe những thông điệp, những bài học mà đôi khi đơn giản đến mức ta đã bỏ qua trong cuộc đời mình.

Trích dẫn hay trong sách “Bài giảng cuối cùng”

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó”.

“Trong cuộc sống, nhiều người hay than vãn về đủ loại vấn đề. Nếu như họ dành một phần năng lượng ấy vào việc giải quyết các nhiệm vụ cần làm thì họ sẽ ngạc nhiên biết chừng nào khi nhìn thấy kết quả.”

” Kinh nghiệm là thứ bạn thu được khi bạn không đạt được điều mà bạn hằng mong muốn “.

“Không bao giờ nên làm một quyết định, cho tới khi bắt buộc phải làm.”

“Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ… Và trên đường đời, tôi đã đạt được hầu như tất cả những ước mơ và mục đích đó. Cái độc đáo của tôi, tôi thấy, đã tới từ sự đặc biệt của tất cả các ước mơ – từ cực kỳ có ý nghĩa tới khá kỳ quặc – nó đã xác định bốn mươi sáu năm của đời tôi.

Ngồi đó, tôi biết mặc dù bị ung thư, tôi vẫn là người may mắn bởi đã được sống qua những ước mơ. Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ”.

“sự chân thành hay bị đánh giá quá thấp, bởi nó đến từ tận đáy lòng, đôi khi khó nhận ra, trong khi hợp thời lại dễ thấy bởi nó là sự cố gắng gây ấn tượng với vẻ bề ngoài”.

“may mắn chỉ là sự gặp gỡ của chuẩn bị và thời cơ”.

” Đó là một điều tốt , khi em làm sai mà không còn ai nói với em một điều nào nữa thì có nghĩa là họ đã bỏ em ”

“Có thể không thật đúng khi cha mẹ có những ước mơ thật cụ thể cho con cái họ. Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên năm đầu thật bất hạnh khi phải chọn những chuyên ngành hoàn toàn không phù hợp với họ. Cha mẹ đã ép đặt họ lên một chuyến tàu, và khá thông thường, chuyến tàu bị đổ. Tôi đã chứng kiến nhiều nước mắt của sự thất vọng. Như tôi nhìn nhận, công việc của cha mẹ là động viên con cái phát triển một niềm vui cho cuộc sống và một sự thôi thúc theo đuổi những ước mơ riêng. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là giúp con cái xây dựng một tập hợp những công cụ cần thiết cho chúng”.

“Như vậy, bài nói hôm nay là về đạt được những ước mơ tuổi thơ, nhưng nó không phải về việc làm thế nào để đạt được những ước mơ của bạn. Nó là về làm thế nào để dẫn dắt cuộc đời của bạn. Nếu bạn dẫn dắt cuộc đời của bạn một cách đúng đắn, cái nghiệp sẽ tự thành. Các ước mơ sẽ đến với bạn”.