Vật Lý 12: Lý thuyết về dao động cơ học

Lý thuyết về Dao động cơ học trong Vật Lý 12 không có nhiều nội dung khó so với toàn bộ chương trình và dễ dàng kiếm điểm nhất nếu biết cách học sao cho đúng. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để có được điểm tuyệt đối ở phần này nhé, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm ngay dưới đây.

1. Định nghĩa dao động cơ học và dao động tuần hoàn

– Dao động cơ là những chuyển động qua lại của một vật quanh vị trí cân bằng.

– Dao động tuần hoàn là những dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau ( chu kỳ).

2. Dao động điều hòa

a. Ví dụ về dao động điều hòa

– Giả sử điểm M chuyển động theo chiều dương vận tốc ω, P là hình chiếu của M lên trục Ox, ta có:

+ Tại t = 0, M có tọa độ góc là φ

+ Sau khoảng thời gian t, M sẽ có tọa độ  góc φ + ωt

+ Lúc này, OP= x, x = OM cos( ωt + φ)

+ Đặt A = OM, ta được x = Acos( ωt + φ), trong đó A, ω, φ là các hằng số

Do hàm cosin là hàm điều hòa nên điểm P dao động điều hòa

b. Định nghĩa dao động điều hòa

Dao động điều hòa là dao động mà li độ (x) của vật biến đổi theo hàm cos (hoặc sin) theo thời gian

c. Phương trình dao động

– Phương trình x = Acos( ωt + φ) được gọi là phương trình dao động điều hòa

+ Với : A: biên độ dao động

        ωt + φ (rad):  pha dao động tại thời điểm t

        φ(rad):  pha ban đầu tại t = 0

Chú ý: Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều.

3. Chu kì, tần số và tần số góc của dao động điều hòa

– Khi vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ thì ta nói vật đã thực hiện được một dao động toàn phần.

a. Chu kì (T): là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, đơn vị tính là giây (s)

b. Tần số (f): là số dao động thực hiện trong một giây, đơn vị tính là 1/s hoặc Hz.

c. Tần số góc ():

Trong dao động điều hòa, ω được gọi là tần số góc, đơn vị tính là rad/s

Mối liên hệ giữa tần số góc, chu kỳ và tần số: 

4. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

a. Vận tốc

– Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian:  v = x’= -ωAcos( ωt + φ)

– Vận tốc trong dao động điều hòa cũng biến thiên theo thời gian

+ Tại x = ±A thì v=0

+ Tại x = 0 thì v= vmax= ωA

b. Gia tốc

Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a =x”= v’= -ω2Acos( ωt + φ) 

a =  -ω2x

+ Tại x = 0 thì a= 0

+ Tại x = ±A thì a= amax= ω2A

5. Đồ thị dao động điều hòa

Đồ thị dao động điều hòa khi φ = 0 có dạng hình sin nên người ta còn gọi là dao động hình sin.


Chi tiết lý thuyết về dao động cơ học trong Vật Lý lớp 12

Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học
Lý thuyết về dao động cơ học

Tra Đáp Án – Mọi lời giải trong một website