Câu 1 : Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là:
A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao.
B. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao.
C. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng quần xã thấp.
Câu 2 : Xét về mặt lí thuyết, quần xã sinh vật như thế nào thì có khả năng hình thành loài mới sẽ cao?
A. Quần xã có nhiều loài động vật có họ hàng gần gũi.
B. Quần xã có nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi.
C. Quần xã có nhiều loài thực vật sinh sản vô tính.
D. Quần xã có thành phần loài đa dạng.
Câu 3 : Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng?
A. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu thì cả hai loài không thể tồn tại được.
B. Nấm phát triển ở rễ thông là mối quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Tháp sinh thái số lượng lộn ngược được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh – vật chủ.
D. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác.
Câu 4: Trong sự tồn tại của quần xã, khống chế sinh học có vai trò
A. điều hòa tỉ lệ đực cái ở các quần thể, đảm bảo cân bằng quần xã.
B. điều hòa các nhóm tuổi trong quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
C. điều hòa mật độ các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
D. điều hòa nơi ở của các quần thể, đảm bảo cân bằng của quần xã.
Câu 5: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là
A. sinh khối ngày càng giảm.
B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
D. số lượng loài ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Ở quần xã sinh vật dưới nước, tất cả các chuỗi thức ăn đều được khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài là một mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
D. Độ đa dạng của quần xã sinh vật càng thấp thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
Câu 7: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
B. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.
C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
D. Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.
Câu 8: Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A Quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình hình thành quần xã mới.
C. Quá trình hình thành loài mới.
D. Quá trình hình thành quần thể mới.
Câu 9: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
Câu 10: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.
C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từ g loài.
Câu 11: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu. (4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng. (7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. (1), (3), (5), (7).
B. (2), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (6), (8).
D. (3), (4), (7), (8).
Câu 12 : Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là
A. Diễn thế dưới nước.
B. Diễn thế thứ sinh.
C. Diễn thế nguyên sinh.
D. Diễn thế trên cạn.
Câu 13: Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?
A. Vi sinh vật.
B. Sinh vật sống hoại sinh.
C. Hệ thực vật.
D. Hệ động vật.
Câu 14: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có ột quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (3) và (4).
B. (1) và (2).
C. (2) và (3).
D. (1) và (4).
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
C. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 16: Nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là:
A. hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B. sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng.
C. sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
D. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế.
Câu 17: Tổ hợp nào dưới đây đặc trưng cho tổ chức quần xã?
A. Đa dạng về loài, tính ưu thế của loài, sự phân tầng và lưới thức ăn.
B. Đa dạng về loài, sự phân bố các nhóm tuổi, mức chết cá thể và lưới thức ăn.
C. Đa dạng của các nhóm cá thể, phân bố các nhóm tuổi và lưới thức ăn.
D. Đa dạng về loài, mật độ, mức sống sót của các thế hệ, lưới thức ăn.