+ DẠNG 1: CHO BIỂU ĐỒ RÚT RA NHẬN XÉT SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ.
(MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU)
Yêu cầu: → + Dựa vào số liệu trong biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: Khẳng định hay Phủ định)
(Giống câu hỏi nhận xét bảng số liệu)
+ DẠNG 2: GỌI TÊN BIỂU ĐỒ (thể hiện nội dung biểu đồ).
(MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO)
Yêu cầu: → + Dựa vào biểu đồ.
+ Dựa vào đơn vị.
+ Dựa vào chú giải.
+ Dựa vào yêu cầu đề, lời dẫn mở để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất:
a) Chọn dạng biểu đồ tròn khi:
– Trong lời dẫn có từ “quy mô và cơ cấu”, đôi khi là “tỉ trọng”…
– Bảng số liệu có thời gian từ 1 đến 3 năm; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
– Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”,
– Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”…
b) Chọn dạng biểu đồ miền khi:
– Trong lời dẫn có từ “cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”…
– Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
c) Chọn dạng biểu đồ đường khi:
– Trong lời dẫn có từ “tốc độ tăng trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”…
– Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
– Bảng số liệu thường có nhiều đối tượng với đơn vị có thể khác nhau.
– Lưu ý: biểu đồ đường nhưng đơn vị phải %.
d) Chọn dạng biểu đồ kết hợp khi:
– Trong lời dẫn có từ “tình hình phát triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, A và B….
– Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
– Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1đường)…; Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau.
– Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên:
+ Sản lượng: (Tấn – nghìn tấn, triệu tấn; tỉ KWh – điện….)
+ Giá trị: (USD – Tỉ USD, nghìn USD; VNĐ – nghìn đồng….
+ Diện tích: (ha – nghìn ha, triệu ha….)
+ Dân số: (người – nghìn người, triệu người….)
e) Chọn dạng biểu đồ cột (gộp, chồng) khi:
Thể hiện: Quy mô.
+ Chọn dạng biểu đồ cột đơn khi: Từ khóa chỉ số lượng cụ thể, được đo bằng đơn vị thực: giá trị, qui mô, Diện tích, sản lượng, năng suất, dân số, mật độ dân số, bình quân lương thự, bình quân GDP, thu nhập bình quân….
+ Chọn dạng biểu đồ cột gộp khi:
– Trong lời dẫn có từ “so sánh”, “ tình hình” “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, …
– Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…
– Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.
+ Chọn dạng biểu đồ cột chồng khi:
– Bảng số liệu có dạng tổng: (Thể hiện 2 hoặc nhiều thành phần trong 1 tổng qui mô)
Tổng dân số ( thành thị+ nông thôn; dân số nam + nữ);
Diện tích cây công nghiệp (cây hàng năm + lâu năm);
Diện tích lúa (đông xuân + hè thu + mùa…)
Sản lượng thủy sản (nuôi trồng + khai thác)……………v.v…
– Bảng số liệu có thường có nhiều năm.
– Các đối tượng có cùng một đơn vị.
– Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên: như biểu đồ kết hợp.
…………………………………………