KĨ NĂNG KHAI THÁC ÁTLÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

    a) Nắm vững toàn bộ cấu trúc nội dung Át lát Địa lí Việt Nam. Khai thác kiến thức từ át lát.

* Các bước xác định đối tượng địa lí trên bản đồ: Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi cần:

– Hiểu được hệ thống kí hiệu, ước hiệu bản đồ.

– Nhận biết, đọc tên các đối tượng trên bản đồ.

– Xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, hình thái và vị trí các đối tượng trên bản đồ. 

– Mô tả được đặc điểm đối tượng trên bản đồ.

– Xác định được mối liên hệ không gian trên bản đồ.

* Nắm vững nội dung từng trang át lát.

– Nội dung chính là những gì thể hiện trên hình thể lãnh thổ Việt Nam. Những gì bên ngoài là nội dung phụ (biểu đồ, bảng số liệu…).

– Xem chú giải: Mỗi trang có một chú giải riêng và xem chú giải chung (trang 3)

* Khai thác bản đồ trong Át lát Địa lí Việt Nam:

– Trang 4,5: Cần xác định được:

+ Vị trí địa lí nước ta.

+ Vị trí các tỉnh/ thành phố.

+ Vị trí đảo/ quần đảo.

– Trang 6,7- Hình thể:

+ Tọa độ địa lý (trên biển, đất liền)

+ Phạm vi lãnh thổ: Vùng đất, vùng trời, vùng biển.

+ 28 tỉnh giáp biển, các đảo, quần đảo.

+ Địa hình: Núi cao, các đỉnh núi, hướng núi, hướng địa hình, các dạng địa hình….đa dạng…

– Trang 8 – Khoáng sản:

     Xác định được vị trí, đặc điểm phân bố các mỏ, loại khoáng sản.

– Trang 9 – Khí hậu:

+ Xác định được các vùng, miền khí hậu.

+ Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa, gió của các trạm khí hậu, vùng khí hậu.

+ Đặc điểm của bão, các loại gió.

– Trang 10– Sông  ngòi.

+ Vị trí các hồ, sông, lưu vực sông chính.

+ Đặc điểm sông ngòi, hướng chảy, các phụ lưu, chi lưu, cửa sông; tỷ lệ lưu vực sông; Lưu lượng nước TB của sông; 

– Trang 11- Đất và các loại đất: Nêu tên, đặc điểm, vùng phân bố các loại đất.

– Trang 12: Sinh vật (Thực vật – Động vật): 

+ Xác định khu vực phân bố T – ĐV; rừng – các loài.

+ Vị trí các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển.

– Trang 13, 14 – Các miền tự nhiên.

+ Vị trí, ranh giới các miền.

+ Xác định vị trí, độ cao, hướng của đỉnh núi, dãy núi, cao nguyên… theo miền tự nhiên.

– Trang 15: Dân số: 

+ Xác định được tên, quy mô, phân cấp, phân bố các đô thị.

+ Mật độ dân số.

– Trang 16: Dân tộc: 

Xác định tên, quy mô dân số, phân bố dân tộc.

– Trang 17- Kinh tế chung:

+ Xác định được tên các khu kinh tế ven biển và cửa khẩu.

+ Quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm kinh tế.

+ GDP/ người của các địa phương.

– Trang 18 – Nông nghiệp chung:

+ Xác định được sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa theo vùng nông nghiệp.

+ Hiện trạng sử dụng đất. 

– Trang 19 – Nông nghiệp:

+ Biết được sự phát triển, phân bố cây lúa, cây công nghiệp và chăn nuôi.

+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng, diện tích cây công nghiệp và lúa.

+ Sản lượng lúa, số lượng gia súc và gia cầm.

– Trang 20 – Thủy sản và Lâm nghiệp:

+ Xác định được giá trị sản xuất thủy sản, lâm nghiệp theo tỉnh.

+ Độ che phủ rừng và sản lượng thủy sản theo tỉnh.

– Trang 21- Công nghiệp chung:

+ Xác định được sự phân bố các ngành công nghiệp.

+ Xác định quy mô và cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp.

– Trang 22- Các ngành công nghiệp trọng điểm:

      Biết và xác định được tên, sự phân bố, qui mô các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp.

– Trang 23: Giao thông vận tải:

+ Biết tên, vị trí các cửa khẩu và cảng biển quan trọng.

+ Tuyến đường, quốc lộ, đầu mối giao thông quan trọng.

– Trang 24: Thương mại:

+ Xác định được giá trị xuất nhập khẩu, tổng mức bán lẻ trên người theo địa phương.

+ Xác định được thị trường xuất nhập khẩu quan trọng.

– Trang 25: Du lịch:

+ Xác định được tên, sự phân bố của các tài nguyên du lịch.

+ Qui mô các trung tâm du lịch.

– Trang 26,27,28,29: Các vùng kinh tế:

+ Xác định được tên ngành, sản phẩm theo địa phương.

+ Quy mô các trung tâm công nghiệp theo vùng kinh tế.

+ Xác định được các khu kinh tế cửa khẩu và ven biển..

– Trang 30: Các vùng kinh tế trọng điểm:

+ Tên tỉnh/ thành phố; các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Xác định được vị trí các ngành và trung tâm công nghiệp.

+ Khu kinh tế, GDP/ người, theo địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.

  * Kĩ năng khai thác biểu đồ, bảng số liệu trong Át lát:

– Trong Át lát có nhiều loại biểu đồ thể hiện các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội về qui mô, đọng thái phát triển, cơ cấu, mối quan hệ…

– Cần hiểu được yêu cầu câu hỏi.

– Quan tâm đến số liệu, sự thay đổi của đối tượng.

– Đo tính, phân tích, so sánh và khái quát hóa đối tượng để rút ra nhận xét…

b) Chú ý khi trả lời câu hỏi khai thác át lát địa lý:

+ Dạng câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang át lát:

+ Dạng câu hỏi sử dụng nhiều trang át lát:

+ Thi THPTQG 2020, các câu Át lát chủ yếu ở mức độ Nhận biết và hiểu.

…………………………………………

Xem thêm tài liệu tại Địa lý 10